Đã bao giờ bạn bước chân ra đường và nhìn thấy những xe chở 1 thùng kim loại dài ngoằn chưa?
Container hay có tên phiên âm là công ten nơ, dân trong nghề hay gọi tắt là công hay cont. Nó là một cái hộp hình khối chữ nhật bằng thép cực lớn. Chiều rộng theo chuẩn quốc tế khoảng hơn 2,4 m và chiều cao là 2,6 m. Về chiều dài nó 4 loại phổ biến sau:
Container là 1 thùng kim loại có kích thước lớn dùng để chứa hàng và vận chuyển đi nơi xa.
Congtainer có phiên âm tiếng việt là công tơ nơ, người trong ngành vận tải thường gọi tắt là công, viết là cont.
Người được cho là đã phát minh ra container từ sáng kiến bốc dỡ nguyên 1 toa tàu khi đang chờ nhận hàng tại ga tàu là Malcom Purcell McLean (sinh 1913 – sáng kiến năm 1935) tại New York.
Và bạn có biết, tổng khối lượng hàng hóa chuyên chở ngày nay hết 90% là vận chuyển bằng container, điều đó đủ chứng tỏ sự quan trọng của “thùng kim loại” này rồi đó, hay còn gọi container là 1 cuộc cách mạng trong ngành logistics.
Cấu tạo khi nhìn bề ngoài của 1 cont (container) là thép không gỉ, tuy nhiên để tiết kiệm chi phí thì có nhiều thứ vẫn có thể thay đổi vật liệu.
Bề ngoài làm bằng thép, kim loại sắt, bên trong có thể là gỗ cứng hoặc ván ép, phần còn lại đều được gia cốt bằng thép từ vỏ đến khung (là do chịu sức nặng, thường xuyên chứa hàng nên phải như vậy mới đủ độ bền).
Về cơ bản, container nay công ten nơ (công tơ nơ) vẫn tuân thủ tiêu chuẩn chung của 1 container chở hàng để đảm bảo tính nhất quán và quốc tế khi sử dụng.
Cấu trúc chung và cơ bản của 1 container như sau (và tùy từng mục đích nó được cải tiến khác nhau): 1 container bách hóa (General Purpose) là khối hộp chữ nhật 6 mặt thép gắn trên khung xương thép (steel frame).
Khung container được làm bằng thép chịu lực, có dạng hình hộp chữ nhật rỗng mặt.
Bao gồm:
4 trụ góc(corner post)
4 xà dọc (2 đáy 2 nóc )(bottom side rails – top side rails)
2 dầm đáy (bottom cross members)
1 xà ngang trên phía trước (front top end rail)
1 xà ngang trên phía sau (door header)
Đáy container gồm các dầm ngang (bottom cross members) được làm bằng thép chịu lực.
Các thanh dầm này nối 2 xà dọc đáy với nhau.
Dầm ngang bổ sung có tác dụng hỗ trợ kết cấu khung chịu lực từ bề mặt sàn trực tiếp.
Sàn container thường làm bằng gỗ thanh hoặc dán, được xu63 lý hóa chất, đóng đinh vít hoặc dán keo.
Ngoài ra, đáy container còn có thể được bổ sung thêm:
Ổ chạc nâng (forklift pocket) dùng cho xe nâng.
Đường ống cổ ngỗng (gooseneck tunnel) dùng cho xe bốc dỡ kiểu cổ ngỗng.
Là tấm kim loại thép dạng phẳng hoặc nhịp sống như mái tôn.
Tấm mái che kín nóc với các loại cont thường, có phễu đóng hàng với 1 số loại cont đặc biệt hoặc dỡ hoàn toàn với cont open top.
Vật liệu làm tấm mái có thể là nhôm, thép hoặc gỗ, hoặc tấm bạt che.
Vách dọc có chất liệu đồng bộ với các tấm vách và mái khác.
Có cấu tạo hoàn toàn giống tấm mái và vách, dạng phẳng hoặc lượn sóng tăng khả năng chịu lực.
Mặt trước không có cửa, với cont thùng lạnh mặt trước sẽ được gắn thêm máy làm lạnh.
Mặt sau thực chất ghép từ 2 cánh cửa, mỗi cánh cửa có chất liệu giống các vách.
Cánh cửa gắn với khung và vách thông qua bản lề, dọc theo cửa sẽ có lớp gioăng dùng để chặn nước vào bên trong.
Mỗi cánh cửa sẽ có 2 thanh khóa cửa được lắp 2 tay quay trên dưới và tai kẹp chì (với cont thường).
Góc lắp ghép (còn gọi là góc đúc – corner casting) được chế tạo từ thép, hàn khớp vào các góc trên và dưới của container, là chi tiết mà khóa (twistlock) của các thiết bị nâng hạ (cẩu, xe nâng) hay thiết bị chằng buộc (lashing) móc vào trong quá trình nâng hạ, xếp chồng, hay chằng buộc container.
Kích thước, hình dáng của góc lắp ghép được quy định trong tiêu chuẩn ISO 1161. Vị trí của các góc lắp ghép trên container quy định trong tiêu chuẩn ISO 668:1995.
Mỗi loại container có kích thước gần như khác nhau, tuy nhiên các ký hiệu này đều phải tuân theo quy chuẩn ISO nhất định.
Chẳng hạn tiêu chuẩn ISO 668:1995 quy định về kích thước và tải trọng của container như sau:
Việt Nam hiện nay áp dụng tiêu chuẩn của Cục Đăng Kiểm áp dụng là TCVN 6273:2003 – “Quy phạm chế tạo và chứng nhận côngtenơ vận chuyển bằng đường biển” trong đó có quy định tải trọng toàn bộ của container 20 feet là 20,32 tấn.