Hiện nay Việt Nam cũng như quốc tế đều áp dụng các điều kiện giao hàng quốc tế (hay còn gọi là Incoterms) bản cập nhật 2010 để làm 1 quy tắc chung cho việc xuất nhập khẩu hàng hóa và thanh toán chi phí vận chuyển.
Vậy bạn, nếu bạn là 1 người làm vận chuyển, 1 người xuất nhập khẩu, 1 người làm hóa đơn chứng từ, 1 người đại diện công ty thì bạn đã nắm rõ mọi điều khoản trong Incoterms 2010 chưa?
Incoterms là từ viết tắt của International Commercial Term – một bộ các quy tắc trong thương mại quốc tế.
Incorterm quy định đến giá cả và trách nhiệm của các bên (bên bán và bên mua) trong hoạt động thương mại quốc tế.
Ví dụ như: giao hàng ở đâu, ai sẽ là người lo thủ tục hải quan, rủi ro và tổn thất trong quá trình vận chuyển hàng hóa, ai sẽ là người mua bảo hiểm hàng hóa….
Incoterms được ICC soạn thảo năm 1936 và thường xuyên được cập nhật để phù hợp với thời đại. Incoterms 2010 là bộ mới nhất, đang được sử dụng hiện nay, cập nhật và gom những điều kiện “giao hàng tại nơi đến”, rút ngắn số điều kiện thương mại xuống còn 11, nội dung được trình bày đơn giản và dễ hiểu.
Incoterms 2010 điều khoản cũng là bản điều kiện thương mại đầu tiên mà trong đó vị trí của người mua và người bán hoàn toàn bình đẳng.
Trong Incoterms 2010 điều khoản có 11 điều chia thành 4 nhóm: E,F,C,D (được cập nhật 8/6/2019)
Điều kiện EXW (Exwork): tạm dịch giao hàng tại xưởng.
Trong điều kiện nay, bên bán có quyền không phải chịu bất kì 1 khoản phí nào kể cả làm thủ tục hải quan thông quan cho lô hàng hay tìm đơn vị vận chuyển từ kho lưu trữ đến kho hải quan, từ hải quan lên tàu hoặc máy bay đi đến kho của bên mua hay kể cả việc giao hàng tại quốc gia của người mua.
Tóm lại: trong điều kiện EXW, bên bán có trách nhiệm thấp nhất, rủi ro ít nhất.
Điều kiện EXW có thể áp dụng cho tất cả loại hàng và hình thức vận chuyển.
Doanh nghiệp thường áp dụng:
Trong nhóm F có 3 điều khoản là : FOB, FCA, FAS. Nhóm F người bán sẽ không chịu trách nhiệm từ cảng bốc hàng đến cảng dỡ hàng. Tuy nhiên việc phân loại như vậy dựa trên cơ sở trách nhiệm của mỗi nhóm:
Trong điều kiện này, bên bán sẽ có trách nhiệm giao hàng cho người mua hoặc đơn vị nhận vận chuyển, ngoài ra không làm gì thêm (nếu cần phải vận chuyển đến nơi chuyển giao trách nhiệm cho bên vận tải thì chi phí đó bên bán vẫn phải chịu – tùy theo thỏa thuận).
Sau khi bàn giao cho đơn vị vận tải, mọi trách nhiệm sẽ được chuyển giao bao gồm xử lý sự cố, chi phí phát sinh,…
So với FCA thì FAS có trách nhiệm cao hơn, người bán phải thuê phương tiện vận chuyển chở ra đến bến cảng, hàng hoá phải đặt dọc mạn tàu thì người bán mới hết trách nhiệm. Đồng thời, người bán phải lấy giấy phép xuất khẩu, nộp thuế cũng như lệ phí xuất.
Trong điều kiện này, người bán phải trả cước phí xếp hàng lên tàu.
Việc chuyển giao diễn ra khi hàng hóa vượt qua lan can tàu tại cảng. Các khoản chi phí khác như cước phí vận tải, phí bảo hiểm thuộc về trách nhiệm của bên mua hàng.
Như theo điều kiện nhóm F thì trách nhiệm sẽ tăng dần : FCA < FAS < FOB.
Vậy so với nhóm E thì nhóm F trách nhiệm cao hơn là có đảm trách việc vận chuyển nội địa (như trucking)
Nếu như điều khoản FOB chỉ chịu trách nhiệm đến khi tàu nhổ neo thì điều khoản nhóm C người bán hàng phải chịu thêm trách nhiệm khác như chịu phí cước tàu, bảo hiểm,…
Trong nhóm C thì chia thành các điều khoản : CFR, CIF, CPT, CIP
Đơn giản là người bán phải chịu thêm chi phí vận chuyển tàu biển (cước tàu) còn chi phí dỡ hàng tại cảng đến người mua sẽ chịu trách nhiệm nếu có thỏa thuận (Phí THC).
Đây là điều kiện khá phổ biến trong xuất nhập khẩu. Người bán phải chịu thêm phí bảo hiểm cho lô hàng trong quá trình vận chuyển bằng tàu biển, nghĩa là nếu trong quá trình vận chuyển hàng hoá có vấn đề thì bảo hiểm sẽ đứng ra chi trả, người bán cũng phải liên đới và người mua không chịu trách nhiệm nào cả.
Người bán ( shipper) có thể mua bảo hiểm ở mức tối thiểu theo FPA hay ICC(C) -110%.
Như vậy : CIF = CFR + I (bảo hiểm) = FOB + F (cước tàu biển) + I (bảo hiểm)
Người bán trả cước vận chuyển đến đích. Rủi ro về hư hỏng và mất mát hàng hóa sau khi hàng đã được giao cho người chuyên chở sẽ được chuyển từ người bán sang người mua.
Điều khoản này người bán có trách nhiệm làm thủ tục xuất khẩu và được dùng cho tất cả các hình thức chuyên chở.
Người bán có nghĩa vụ giống như điều kiện CPT nhưng có thêm trách nhiệm mua bảo hiểm cho những rủi ro về hư hại, tổn thất hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển.
Người bán có nghĩa vụ làm thủ tục xuất khẩu, tuy nhiên chỉ có trách nhiệm mua bảo hiểm ở mức thấp nhất. Điều khoản này cho phép sử dụng với tất cả các loại hình chuyên chở.
Đối với nhóm E, F, C thì việc bàn giao hàng hóa diễn ra ở nước xuất khẩu. Còn đặc trưng của nhóm D là việc bàn giao hàng hóa diễn ra ở nước nhập khẩu. Gồm có: DAT, DAP, DDP
Trường hợp này người bán giao hàng tại một bến quy định. Và vị trí chuyển đổi rủi ro là người bán giao được hàng. Nếu người mua muốn người bán chịu thêm rủi ro thì dùng điều kiện DAP hoặc DDP.
Người bán sẽ chịu mọi rủi ro cho đến khi giao đúng vị trí yêu cầu của người mua trên phương tiện vận tải và sẵn sàng dỡ hàng tại nơi đến.
Nhưng người bán sẽ không chịu trách nhiệm làm thủ tục hải quan. Đây là điểm khác biệt lớn nhất giữa DAP và DDP. Nếu bạn muốn người bán chịu mọi rủi ro cho đến khi hàng được thông quan thì dùng điều kiện DDP.
Điều kiện này người bán chịu mọi rủi ro đến khi đưa hàng đến nơi và chịu mọi trách nhiệm thông quan xuất nhập khẩu. Có thể nói DDP là nghĩa vụ cao nhất của người bán trái ngược hoàn toàn với điều kiện E giao hàng tại cảng.
Qua bài viết này, Vận Tải BK mong muốn sẽ giúp các đọc giả có nhiều tham vấn và kiến thức mới về các điều kiện giao hàng quốc tế (Incoterms 2010).
Mọi thắc mắc bạn có thể liên hệ contact cuối bài viết hoặc
HOTLINE/ VIBER/ ZALO: 0706 700 700
EMAIL: vantaitoanquoc01@gmail.com