Theo Điều khoản Incoterms 2010 có tổng cộng 11 điều kiện thương mại được chia thành 2 nhóm, trong đó có điều kiện nhập khẩu hàng hóa.
Hiện nay, tại Việt Nam áp dụng 2 điều kiện nhập khẩu là FOB và EXW, vậy thì 2 điều kiện này cụ thể như thế nào và áp dụng ra sao?
Để có thể nhập 1 lô hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam thì chọn điều kiện nào là tốt nhất, hoặc điều kiện nào là phù hợp nhất?
https://vilas.edu.vn/wp-content/uploads/2017/12/cargoship-FA.jpg
Incoterms ra mắt đầu tiên vào năm 1936, gọi là Phòng thương mại quốc tế ICC với 13 điều kiện thương mại quốc tế.
Mỗi điều kiện trong đó đề cập 1 phương pháp thỏa thuận giữa người mua và người bán về thanh toán và chịu các khoản thuế phí khi giao dịch trong môi trường quốc tế.
Đến 2010, Incoterms được rút gọn lại còn 11 điều kiện thương mại với 2 nhóm độc lập áp dụng khác nhau.
Thực tế các doanh nghiệp mới mở hoặc doanh nghiệp vừa và nhỏ lần đầu tham gia môi trường quốc tế rất “đau đầu” với các điều khoản trong Incoterms.
Vậy thì giữa FOB và EXW đâu là điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp.
FOB có ý nghĩa, bên mua bán sẽ chịu mọi chi phí kể từ khi hàng hóa được người bán làm thủ tục chuyển lên tàu vận tải.
Trong điều kiện FOB, bên bán sẽ thực hiện và hoàn tất các thủ tục hải quan, thuế để hàng có thể lên tàu và vận chuyển đến nơi nhận.
Kể từ khi lên tàu, tất cả các chi phí phát sinh để hàng hóa có thể đến tận nơi (kho) của người mua thì bên mua phải chịu phí.
Trong FOB, để có thể nhận hàng 1 cách thuận lợi, bạn cần tìm 1 đơn vị vận tải có thể tiếp nhận hàng theo điều kiện FOB, tức là họ phải có khả năng thanh toán các chi phí phát sinh nhằm đem được hàng đến kho cho bạn.
EXW có nghĩa bên mua sẽ chịu mọi chi phí thuê đơn vị giao nhận vận tải để thực hiện chuyển hàng hóa từ cảng của người bán về đến tận kho của người mua (tại Việt Nam) bao gồm cả thủ tục mang hàng đến hải quan nước xuất xứ và làm các thủ tục thông quan tại đó.
Trong EXW, bên bán sẽ chỉ cung cấp các giấy tờ cần thiết cho bên vận tải (đại diện cho bên mua) để làm thủ tục thông quan.
Kèm theo đó toàn bộ chi phí sẽ được thỏa thuận giữa người mua và người bán, đơn vị vận tải sẽ là người liên hệ thực hiện vận chuyển.
Khi tìm đơn vị vận chuyển EXW, hãy đảm bảo đơn vị của bạn có khả năng làm việc với Hải quan tại nước xuất xứ của nguồn hàng, vì thế đây là yếu tố rất quan trọng quyết định bạn có thể nhận được hàng hay không.
Cả FOB và EXW đều là điều kiện về hàng nhập khẩu, có 1 số điểm tương đồng và nó chỉ khác nhau về khoản chịu chi phí của các bên từ lúc nào đến lúc nào.
Phù hợp nhất, không ai biết rõ điều đó bằng bạn do đó là lô hàng, là sản phẩm của bạn.
Tuy nhiên, để nắm rõ chọn FOB hay EXW để tối ưu nhất thì bạn lại cần phải nắm thật rõ về 2 hình thức này.
Vì vậy, hãy cùng xem ưu và nhược điểm của chúng.
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Ưu điểm:
Nhược điểm: